Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Hùng Bá



          Hùng Bá - bang chủ Thiên Hạ hội, đúng như cái tên gọi, đã nuôi tham vọng xưng hùng xưng bá trong võ lâm. Đó là con người khao khát quyền lực, địa vị và danh tiếng (dù chỉ là hão huyền). Hùng Bá có ba đệ tử đắc ý: đại đệ tử Tần Sương học được Thiên Sương Quyền, nhị đệ tử Bộ Kinh Vân học được Bài Vân Chưởng, tam đệ tử Nhiếp Phong học được Phong Thần Cước. Trong ba đệ tử Hùng Bá vẫn canh cánh nỗi lo về Nhiếp Phong. Gã này mưu kế không bằng Tần Sương, võ công không bằng Bộ Kinh Vân nhưng tư chất thì thật kiệt xuất. Nỗi lo của Hùng Bá không phải không có cơ sở vì Nhiếp Phong dù thua kém cả hai vị sư huynh của mình nhưng đã làm được một việc lớn mà nhị vị sư huynh của mình không làm được: giết Độc Cô Nhất Phương, thành chủ Vô Song thành, đem đầu về Thiên Sơn theo lệnh của Hùng Bá. Hùng Bá dùng một con người xuất sắc và đang lo về con người đó. Âu đó cũng là một nguyên tắc sống của những con người có tham vọng lớn: lo có kẻ thân tín bên mình, một ngày nào đó sẽ vượt qua mình.

Có được Nhiếp Phong và Bộ Kinh Vân dưới trướng là Hùng Bá có được điều kiện ắt có và đủ để thực hiến giấc mơ "Nhất ngộ Phong Vân tiện hoá long". Long (rồng) là hình ảnh đứng đầu tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) trong niềm tin về thế giới siêu nhiên mấy ngàn năm của người Trung Quốc. Rồng chính là con người đứng đầu, cai quản thiên hạ. Hùng Bá đã "ngộ Phong Vân", đã có Phong Vân dưới tay, nhưng vẫn lo sợ tham vọng của mình không thành. Ông lại tìm đến Ni Bồ Tát - con người được xem là nhà minh triết, biết được quá khứ vị lai để nhờ phán đoán. Con người minh triết này đưa cho Hùng Bá một lời khuyên:

Thành tại Phong Vân
Bại tại Phong Vân
Không nên cưỡng cầu
Phải tuỳ cơ duyên.

Và Ni Bồ Tát cũng phán đoán về Hùng Bá với một tương lai ảm đạm :"Gặp Phong Vân nhưng rồng bơi nước cạn, sẽ bị lật đổ". Phán đoán đấy đi ngược lại với tham vọng, niềm tin, sự khát khao được làm rồng của Hùng Bá. Hùng Bá giết Ni Bồ Tát.

          Bài Sơn đảo hải có nghĩa là lay núi, dốc biển - một sức mạnh khiến người ta nghe tới đã kinh hoàng. Lại có chiêu Ô vân bế nhật với cách cởi chiếc áo choàng ngoài, bao phủ đường kiếm của đối thủ, không cho kiếm thế phát huy, kiếm phong lan toả. Độc Cô Minh sử dụng đường Hàng Long Cước cận chiến, trong đó có chiêu Phi Long Tại Thiên (một quẻ trong Kinh Dịch Trung Quốc. Ta đã thấy Quách Tĩnh (XĐAHT) sử dụng chiêu này bằng chưởng pháp. Nay thì cước pháp cũng có Phi long tại thiên. Độc Cô Minh đã nhảy lên cao. Nếu không thì làm sao có Phi long tại thiên xuất hiện?

          Nhiếp Phong cũng là một đại cao thủ về cước pháp, đã học được đường Phong thần cước do Hùng Bá truyền đạt. Đường cước pháp này có các chiêu Thần Phong nộ hà, Phong trung kình thảo... hãy thử tưởng tượng Phong thần nộ hà - cơn gió thần làm dậy sóng dòng sông thì mới hình dung ra được kình lực của đường cước pháp này. Hùng Bá cũng thế. Để chuẩn bị cho cuộc đọ sức với phe Vô Song thành, lão cũng luyện công phu Tam phân quy nguyên khí. Tam phân là Thiên sương quyền, Bài vân chưởng và Phong thần cước hợp lại (quy nguyên) để hình thành một thứ khí công chung.

Có một điều khá thú vị là nhân vật Kiếm Thánh tuy sử kiếm nhưng lại dùng ngón tay (chỉ) làm kiếm để phát chiêu. Điều này làm nhắc chúng ta nhớ đến nhân vật Đoàn Dự - vương tử nước Đại Lý, người đã học được Lục mạch thần kiếm trong Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung, chuyên sử dụng 6 ngón tay làm kiếm, phóng ra kiếm khí tan bia vỡ đá.

          Võ công là một chuyện, nhưng con người thể hiện võ công lại là chuyện khác. Cũng giống như người cha, Nhiếp Phong là con người mang lòng thù hận ngùn ngụt, nỗi hận đó ánh lên đôi mắt khiến đôi mắt có vẻ hung ác của mắt dã thú. Chính vì thế nhị sư ca của Nhiếp Phong, Bộ Kinh Vân yêu nàng Khổng Từ nhưng không dám ngỏ lời khi nhìn thấy ánh mắt ngùn ngụt của Nhiếp Phong. Phải chăng đến đây thì ta có thể suy nghĩ về một cuộc đấu tranh để dành lấy người đẹp về sau này?

Nhi nữ thường tình - Anh hùng khí đoản câu nói cửa miệng của những người Trung Quốc cho thấy những người tự hào là anh hùng khó thoát qua cửa ải mỹ nhân (Anh hùng nan quá mỹ nhân quan).

          Giết Ni Bồ Tát không chỉ là giết một người nói khác lại tiếng nói đầy tham vọng trong thâm tâm Hùng Bá. Trong diễn biến đầy nội tâm của nhân vật này, lời phán đoán của Ni Bồ Tát có thể là phán đoán đúng. Hùng Bá đã từng nghi ngờ tài hoa của tam đệ tử Nhiếp Phong; lời tiên tri của Ni Bồ Tát lại làm lão đặt thêm một mối nghi ngờ vào nhị đệ tử Bộ Kinh Vân. Giết Ni Bồ Tát chính là một cách giết người diệt khẩu để có thể lẳng lặng theo dõi đệ tử, theo dõi chuyện "sẽ bị lật đổ" nếu có về sau này.

          Một cực khác, Độc Cô Minh - con trai của Độc Cô Nhất Phương kết hợp cùng Kiếm Thánh và Đoạn Lãng bàn mưu kế đánh Thiên Hạ hội khôi phục Vô Song thành. Độc Cô Minh có lý do để căm thù Nhiếp Phong bởi Nhiếp Phong đã giết cha mình, đem đầu về dâng cho Hùng Bá. Riêng Đoạn Lãng vẫn nhớ tình cảnh ngày xưa khi gặp gỡ Nhiếp Phong. Nói cách khác trong Liên Minh này, đã có tình trạng "đồng sàng dị mộng" diễn ra. Có thể họ có một kẻ thù chung là Thiên Hạ hội. Còn với Đoạn Lãng - Nhiếp Phong không phải là kẻ thù, Nhiếp Phong mãi mãi là bạn. Liên minh này đã đột nhập tổng đường của Thiên Hạ hội trên núi Thiên Sơn, cắm lại một cây kiếm trên ngôi báu của Hùng Bá thể hiện sự tuyên chiến. Đây là cây kiếm của Kiếm Thánh. Cây kiếm này có một chỗ khá đặc biệt: Có đến 21 chỗ sứt mẻ trên lưỡi kiếm. Phải chăng đó là dấu hiệu tiêu biểu cho đường Kiếm Thánh linh nhị thập nhất thức của Kiếm Thánh?

          Cũng giống như Kim Dung và các tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp khác, tác giả Mã Vinh Thành để cho mỗi nhân vật của mình đắc thủ một loại võ công riêng biệt, có chỗ độc đáo riêng với những chiêu thức riêng. Đoạn Lãng sử đường Nhật thực kiếm pháp của cha với chiêu Nhật Toả Sầu Thành, Kiếm điệp huy hoàng... Trí tưởng tượng của ông cũng rất phong phú khi diễn tả nội lực trong đường kiếm pháp này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TOP
Hiện Có Chap 675 - Hồi Cuối - Bản Thảo Lấy Truyện Sau 01 Chap - Cảm Ơn